Tin công nghệ >>

Các ông lớn đang tranh đấu trên thị trường giọng nói trị giá 49 tỉ USD như thế nào (phần 1)


Thị trường giọng nói đang có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Facebook, Amazon, Microsoft, Google và Apple đang thay đổi trải nghiệm người dùng vượt ngoài lãnh địa của loa thông minh và trợ lý thông minh trong nhà. Không những vậy, các đối thủ từ Trung Quốc như Alibaba, Huawei… cũng có những bước tiến lớn trong lĩnh vực mới mẻ này.

Tại Hoa Kỳ, Facebook, Amazon, Microsoft, Google, và Apple (FAMGA) đã tự tạo cho mình vị thế là như ông lớn trong mảng giọng nói tại Hoa Kỳ. Mỗi công ty đều có những khoản đầu tư đáng kể vào các startups cũng như thực hiện các nghiên cứu, phát triển và đặt cược vào mảng giọng nói, vốn có tiềm tăng để trở thành nền tảng lớn tiếp theo đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Các khoản đầu tư từ các công ty vào mảng giọng nói.

Kể từ khi Amazon giới thiệu Alexa lần đầu vào năm 2014, số lượng loa thông minh đã tăng trưởng cực kì nhanh chóng, với ước tính 118 triệu căn hộ có loa thông minh. Nhưng nói tới tiềm năng của giọng nói thì loa thông minh chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Nguồn:  The Smart Audio Report. Số lượng Smartspeaker tại các căn hộ Hoa Kỳ tăng 78% trong một năm (từ 66.7 triệu chiếc  Tháng 12 năm 2017 lên 118.5 triệu Tháng 12 năm 2018).

Đặc biệt, Amazon và Google đang tìm kiếm cơ hội tại các ngành mới và đầu tư vào năng lực tìm kiếm và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Google đang cho ra mắt năng lực giọng nói trên 30 ngôn ngữ, chuyển sang các mảng như y tế và du lịch và dự định phát triển Duplex dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ “giao tiếp tự nhiên”. Amazon là nhà cung cấp thiết bị (loa thông minh) đi đầu thị trường thì dự tính mở rộng phạm vi độ phủ Amazon ra khỏi căn nhà thông qua việc tích hợp vào ô tô.

Microsoft và Apple đang tập trung vào phát triển các bằng sáng chế để đào sâu vào các mảng như quyền riêng tư và bảo mật vốn đang kìm hãm giọng nói. Microsoft đi khá xa khi có một bằng sáng chế về cơ chế đưa ra các lệnh khi nói thầm với loa thông mình. Facebook đi chậm hơn một chút trong những năm vừa qua nhưng cuối cùng thì cũng đã quyết định nhảy vào thị trường giọng nói này với loa thông mình Portal. Thị trường giọng nói được kì vọng đạt ngưỡng 49 tỉ USD, theo các chuyên gia phân tích tại CB Insights.

Trong bài phân tích này, chúng ta sẽ xem cách các công ty tiếp cận ngành giọng nói và những sáng kiến trong ngành này của họ phát triển như thế nào theo thời gian. Chúng ta cũng đi qua về thị trường Trung Quốc để xem làm thế nào các công ty lớn tại Hoa Kỳ cạnh tranh được.

Google

Google đang tập trung vào sự chính xác, đặc biệt trong lĩnh vực tìm kiếm và trí tuệ nhân tạo trong hội thoại. Một lĩnh vực chúng ta thấy được sự tập trung đầu tư ở trên đó là năng lực ngôn ngữ. Cho đến cuối năm 2018, cả Alexa của Amazon và Google Assistant của Google đều theo sau các năng lực ngôn ngữ mà HomePod của Apple cung cấp.

Vào năm 2019, Google dự kiến hỗ trợ năng lực này cho 30 ngôn ngữ, bao gồm cả khả năng hiểu người dùng nói nhiều hơn một ngôn ngữ tại cùng một thời điểm.

Google (và cả Apple) cũng có lợi thế về một giao diện smartphone phổ biến. Không chỉ cung cấp dữ liệu về làm thế nào các khách hàng Google đang sử dụng sản phẩm mà giao diện này còn cho phép công ty xây dựng các tích hợp dễ dàng, giúp quá trình sử dụng giữa nhà riêng, văn phòng, ô tô mượt mà.

Và tất cả dữ liệu này giúp Google nhận ra rằng người dùng đang sử dụng giọng nói cho các tác vụ ngoài việc gọi và hỏi chỉ dẫn. Các truy vấn giọng nói đang trên đà gia tăng. Google đang sử dụng AI để hiểu sự khác biệt giữa cách người dùng tiếp cận tìm kiếm thông truyền thống qua việc nhập các dòng chữ so với tìm kiếm bằng giọng nói; cũng như các cách xác định ý định (intent).

Cái Google đang cạnh tranh (với riêng Amazon) là ở độ chính xác, ở mảng tìm kiếm và yêu cầu tác vụ.

Tỉ lệ chính xác từ của Google Học Máy Nguồn: KPCB

Google đã đạt được một số cột mốc với sự hỗ trợ của Duplex. Google phát triển công nghệ này và tích hợp cùng Google Assistant. Công nghệ này giúp thực hiện các cuộc gọi và trò chuyện đại diện cho người dùng qua điện thoại với người khác. Các tác vụ bao gồm đặt lịch hoặc đặt chỗ.

Công ty đã phát triển công nghệ này sao cho giống người nhất có thể, thậm chí bao gồm cả các âm như ừm, à. Đây được coi là một bước phát triển mới xung quanh tính trung thực và chính xác của các bot giọng nói nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về vấn đề đạo đức.

Vấn đề chính xoay quanh việc lừa đảo. Nếu một người nào đó nói với bot với giọng, phản ứng hoặc thậm chí cười như con người, liệu người “thực” ở đầu dây bên kia có nên được cho biết là họ đang nói chuyện với một con robot hay không?

Bản demo ban đầu không tạo ra sự khác biệt của bot. Tuy nhiên sau một vài lần, Google đã tuyên bố:

“Chúng tôi đang thiết kế tính năng này với những built-in được công bố, chúng tôi sẽ đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống này được xác định một cách hợp lý. Những thứ chúng tôi trưng bày tại I/O là công nghệ demo ban đầu và chúng tôi hi vọng nhận được phản hổi khi đưa nó vào sản phẩm.”

Google đang tập trung giành lợi thế trong với các công cụ giọng nói tự nhiên và không lỗi đưa ra cho người dùng. Việc mua lại api.ai là một ví dụ cho thấy Google đang dự định phát triển công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), ứng dụng cho các AI hội thoại ngoài đời thực và mở rộng ra lĩnh vực ngoài tìm kiếm.

Google xây dựng một quỹ mới cho giọng nói

Gần đây, Google đã xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm mới đầu tư cho lĩnh vực giọng nói. Google Assistant Investments đã có gần 10 vụ đầu tư từ trước tới nay nhưng muốn xây dựng đối tác trong ngành y tế và du lịch.

Tư đó, người dùng có thể nhận ra tác động trực tiếp của trọng tâm Google đặt vào công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Đặc biệt có hai vụ đầu tư cho thấy Google quan tâm tới mảng giọng nói.

Các dịch vụ giọng nói ứng dụng trực tiếp cho bệnh nhân là ranh giới tiếp theo trong y tế

Cùng với quỹ Amazon Alexa Fund, Google Assistant Investments đầu tư giai đoạn vốn mầm cho Aiva Health, một hệ điều hành giọng nói tập trung cho bệnh nhân được triển khai ở bệnh viện và địa điểm chăm sóc sức khỏe khác. Thông qua các loa thông minh, bệnh nhân có thể sử dụng giọng nói để yêu cầu hỗ trợ và các nhân viên y tế có thể phản hồi và theo dõi yêu cầu thông qua ứng dụng trên điện thoại di động.

Google Assistant cũng giúp bệnh nhân của của hệ thống Novant Health. Thông qua giọng nói, bệnh nhân có thể tiếp cận thông tin như thời gian chờ ở văn phòng, lịch hẹn khám bệnh chỉ dẫn được gửi tới điện thoại.

Các khoản đầu tư này nằm trong nỗ lực của Google tiến vào mảng y tế và cung cấp cho bệnh nhân một kênh nữa thông qua Google Home và Google Assistant.

Phương cách mới để nói chuyện cho những nhân viên khách sạn tại tiền sảnh

Du lịch là ngành nữa mà Google đặt trọng tâm. GoMoment nằm trong danh mục đầu tư của Google. Đó là một chatbot hỗ trợ bởi AI giúp chào đón khách tới khách sạn và trả lời câu hỏi. Nó cũng đo độ hài lòng khách hàng và giảm tời gian gọi tới khách sạn hỏi dịch vụ.

Google cũng đang triển khai “Chế độ Phiên dịch” trong Google Assistant. Tính năng này đã được triển khai thử nghiệm tại một vài chuỗi khách sạn, cho phép cuộc hội thoại giữa hai người được dịch ra trong thời gian thực. Cuộc hội thoại được dịch ra ở cả loa thông minh Google Home hoặc ứng dụng Google Assistant và cũng có trên máy tính bảng, cho phép hai bên liên lạc với nhau.

Nguồn: Google

Đây là cách khác Google hi vọng giành được thị phần ngành du lịch. Với Google Home trong phòng khách sạn được tích hợp với hệ thống du lịch của khách sạn, khách lưu trú có thể mua vé sự kiện, đặt dịch vụ phòng, nhận cập nhật thời tiết và kiểm tra thông tin du lịch thông qua giọng nói một cách tức thời.

Amazon

Mặc dù gần đây Google đang có những động thái mạnh mẽ để chiếm thị phần, Amazon vẫn là người thống trị không thể tranh cãi của thị trường loa thông minh với trợ lý thông minh Alexa.

Thị phần loa thông minh tại Hoa Kỳ (Tháng 9 năm 2018). Nguồn: Voicebot.ai

Theo một cách tự nhiên, Amazon vẫn đang tập trung cải thiện các sản phẩm giọng nói thông qua sàn thương mại điện tử của mình. Amazon có một lợi thế thực sự so với các đối thủ còn lại trong khối FAMGA đó là Alexa kết nối trực tiếp với nơi bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới.

Amazon đang chạm vào điểm giao thoa giữa giọng nói và thương mại điện tử thông qua Amazon Choice – nhãn hiệu cấp cho nhiều sản phẩm trong trang mà Amazon cho là “sản phẩm được đánh giá cao, giá cả tốt và sẵn sàng giao hàng ngay lập tức.”

Amazon Choice. Nguồn: Forbes

Theo OC&C Strategy Consultants, hai nhân tố thú vị về Amazon Choice và tìm kiếm qua giọng nói: Mặt hàng với nhãn Amazon Choice thường có doanh số tăng ba lần so với mặt hàng không có. Và có thể quan trọng hơn là 85% người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm Amazon gợi ý.

Với Amazon, tiềm năng cho các nhãn hàng được chọn vào Amazon Choice gợi ý cho chúng ta biết rằng sản phẩm trên Alexa sẽ tạo nên một kịch bản thú vị mới trong mua sắm qua thương mại điện tử. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 30% chủ sở hữu loa thông minh dùng chúng để mua sắm.

Nguồn: Recode

Các chủ sở hữu loa thông minh dùng loa thông minh cho những việc gì là nhiều nhất (Nghe nhạc – 70%, dự báo thời tiết – 64%, các câu hỏi vui – 53%, tìm kiếm trên mạng – 47%, Báo thức và nhắc lịch – 47%, kiểm tra tin – 46%, gọi điện – 36%, nghiên cứu cơ bản – 35%, hỏi đường – 34%, xem lịch/ngày hẹn – 32%, ra lệnh cho nhà Thông Minh – 31%, kết quả các trận đấu thể thao – 30%, mua sắm và đặt đồ – 30%, kiểm tra tình trạng giao thông – 27%, nhắn và nhận tin – 24%, trò chơi – 20%, giao nhận đồ ăn – 17%, tìm kiếm khách sạn/máy bay – 16%.

Với Amazon, công ty vẫn chưa đạt được so với những gì kì vọng về mua sắm qua giọng nói, chỉ 2% chủ nhân Echo cho biết là đã mua sắm đồ qua Alexa năm 2018. Nhưng điều này không có nghĩa là lĩnh vực này không tiềm năng.

Amazon đang định vị bản thân với lợi thế trong ngành bán lẻ, thương mại điện tử để trở thành thế lực thống trị thị phần mua sắm qua giọng nói.

Amazon lên kế hoạch thực hiện điều này bằng cách đưa vào nhiều sản phẩm thông minh trong căn nhà tích hợp với Alexa. Một hướng nữa là hợp tác với Microsoft, công ty có thể cạnh tranh với Apple và Google và hỗ trợ Amazon hệ điều hành. Ngoài đó, công ty cũng tìm kiếm đối tác là CPG để quảng bá các tính năng của Alexa.

Cho tới khi mọi người biết đến sản phẩm, Amazon sẽ mở rộng ra những lĩnh vực mới. Công ty vẫn luôn ở thế bất lợi khi ra ngoài căn nhà so với Google và Apple. Tuy nhiên Amazon muốn thay đổi điều này và lên kế hoạch cho những thiết bị kích hoạt giọng nói, tạo lợi thế cạnh tranh về điểm thu thập dữ liệu.

Alexa

Trong khi Google và Apple có điện thoại với trợ lý ảo giúp người dùng. Amazon vẫn chỉ được biết đến với những sản phẩm trong nhà. Cho gần đây khi Amazon ra mắt Echo Auto, như Amazon cho biết là có 1 triệu đơn hàng đặt trước, công ty cho thấy mình đang nỗ lực thu hút người tiêu dùng với nhiều lựa chọn sử dụng trợ lý thông minh hơn.

Trợ lý Ngôn ngữ tại Hoa Kỳ theo các loại màn hình- Tháng 9/2018 Nguồn: Voicebot.ai

Echo Auto cho phép người dùng sử dụng mọi skill (ứng dụng) của Alexa. Nó cung cấp trải nghiệm không cần thao tác tay đối với các cuộc gọi, chỉ dẫn, podcast, nhạc, điều khiển các thiết bị nhà thông minh. Các dữ liệu khảo sát cho thấy việc sử dụng trợ lý ảo giọng nói trên xe ô tô đã rất phổ biến.

Phó chủ tịch bộ phận Alexa Auto, ông Ned Curic cho hay: “Bạn muốn giữ tay mình trên vô-lăng và mắt tập trung nhìn đường. Do vậy sẽ hợp lý khi tương tác bằng giọng nói.”

Amazon gần đây đang đàm phán với các nhà sản xuất xe lớn, bao gồm BMW, Toyota và Ford để tích hợp Alexa vào các hệ thống thông tin giải trí thông minh. Một vài các nhà sản xuất như Infinity, Jaguar, Mercedes-Benz đang bổ sung skill của Alexa vào các mẫu xe mới.

Các thiết bị thông minh

Liệu người tiêu dùng có muốn nói chuyện với các thiết bị thông minh hay không? Amazon tin rằng câu trả lời là có. Amazon đã tạo ra Amazon Connect Kit (ACK), cho phép các nhà phát triển phần mềm truy cập vào Alexa home skills APIs để từ đó thêm vào năng lực mới và tùy chỉnh cho hàng nghìn thiết bị trong nhà.

Alexa đang là ưu tiên hàng đầu của Amazon trong bối cảnh trợ lý thông minh đang ở đỉnh điểm năm 2018. Bước đi của công ty vào các thiêt bị thông minh hỗ trợ giọng nói cho thấy tiềm năng mở rộng của Alexa.

Số lượng Mentions (Nguồn: Amazon).

Vào Quý 2/2018, Jeff Bezos đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giọng nói đối với tương lai công ty:

“Hiện có hàng chục, hàng trăm nghìn nhà phát triển phần mềm tại hơn 150 quốc gia tạo ra các thiết bị mới sử dụng Alexa Voice Service và số lượng thiết bị hỗ trợ Alexa đã tăng gấp ba so với năm ngoái. Các đối tác của chúng tôi đang tạo ra một số lượng lớn các thiết bị hỗ trợ Alexa cũng như các trải nghiệm khác nhau.”

Amazon hiện công bố có 28.000 thiết bị nhà thông minh hỗ trợ Alexa tại hơn 4.500 nhãn hàng.

Doanh số các thiết bị thông minh tại Hoa Kỳ (Nguồn: Statistics, Tháng 11/2018).

Doanh số của các thiết bị thông minh được kì vọng tăng khi mức độ thâm nhập thị trường được cải thiện. Các nhãn hàng thiết bị lớn như LG, Samsung, Whirpool, Kenmore, Bosch, GE sản xuất một lượng lớn các thiết bị thông minh kết nối với cả Alexa và Google Home.

Lò vi sóng thông minh đã được bày bán thông qua AmazonBasics. Hợp tác ứng dụng mới với cả Moen và iRobot giúp người dùng bật vòi hoa sen tắm và kích hoạt robot hút bụi Roomba thông qua việc ra lệnh bằng giọng nói.

Amazon đang sử dụng ACK như một cửa ngõ để chạm vào thị phần tích hợp nhà thông minh điều khiển bởi Alexa.

Ryan Hoang
Nguồn: CBinsights, Strategy Analytics, Kantar World Panel



Tin cùng chuyên mục